• Trang chủ
  • Hỏi Đáp
  • Liên Hệ

HLink - Kênh Thông Tin Tổng Hợp Chính Thống

Bạn đang ở:Trang chủ / Hỏi Đáp / Thời Điểm Sinh Tử Kiếp Là Gì ? Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người Sinh Tử Kiếp Là Gì

Thời Điểm Sinh Tử Kiếp Là Gì ? Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người Sinh Tử Kiếp Là Gì

Tháng Mười 19, 2022 Tháng Mười 19, 2022 Chi Mỹ 0 Bình luận

Bài viết Thời Điểm Sinh Tử Kiếp Là Gì ? Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người Sinh Tử Kiếp Là Gì thuộc chủ đề về Hỏi & Đáp thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Hlink.Vn tìm hiểu Thời Điểm Sinh Tử Kiếp Là Gì ? Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người Sinh Tử Kiếp Là Gì trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài : “Thời Điểm Sinh Tử Kiếp Là Gì ? Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người Sinh Tử Kiếp Là Gì”

Đánh giá về Thời Điểm Sinh Tử Kiếp Là Gì ? Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người Sinh Tử Kiếp Là Gì


Xem nhanh
Bàn Về Sinh Tử Kiếp
TƯ VẤN: PHONG THỦY + BÁT TỰ + CHỌN NGÀY TỐT + TÀI CHÍNH + BẤT ĐỘNG SẢN.
Hãy đăng ký và chia sẻ để được tư vấn Miễn Phí!
Xuất bản Video Clip hằng tuần với nội dung thiết thực, có ích, ứng dụng được ngay
Liên hệ:
Toà nhà Pa.rk 05, khu đô thị Vinhomes Central Pa.rk, Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, TP.HCM; Giang 0967215849
✅ FaceBook : https://www.facebook.com/duongtruonggiang82
✅ Zalo: 0941873456
✅ Trang web: http://giangphongthuy.com/
✅ Fanpage: https://www.facebook.com/giangfengshui
#giangphongthuy
#sinhtukiep
#phongthuy
#laso
#dautu
#taichinh

Phật-Giáo Nguyên-Thủy TheravādaPhật-Lịch 2563VÒNG SINH TỬ LUÂN HỒI (SAṂSĀRAVAṬṬA) Tỳ-Khưu Hộ-Pháp (Tỳ-kheo Dhammarakkhita) (Aggamahāpaṇḍita) Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – 2019

  

*
* strong>

Lời nói đầu

Phần đông nhiều người hay thắc mắc, rồi tự vấn rằng: “Ta từ đâu sinh đến đây? Chết rồi sẽ đi về đâu?”

Câu hỏi này liên quan đến kiếp quá-khứ và kiếp vị-lai của mình. Đối với hạng người phàm ­nhân bình thường chỉ biết kiếp hiện-tại, chứ không sao biết được kiếp quá-khứ và kiếp vị-lai.

Thật ra, tử sinh luân-hồi đề cập đến kiếp hiện-tại và kiếp vị-lai tiếp diễn nhéu.

 Tử là tử-tâm đó là quả-tâm cuối cùng diệt, kết thúc kiếp hiện-tại của mỗi kiếp chúng-sinh.

Sinh là tái-sinh-tâm đó là quả-tâm sinh, bắt đầu kiếp vị-lai của mỗi kiếp chúng-sinh.

 Cứ tiếp diễn như vậy, từ kiếp này sang kiếp kia gọi là luân-hồi.

Tử sinh trong ba giới bốn loài đối với tất cả mọi chúng-sinh còn có vô-minh và tham-ái đó là do nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh.

Đức-Phật dạy nghiệp và quả của nghiệp rằng:

“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi.”(1)

“Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào thiện­nghiệp hoặc ác-nghiệp, ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.”

Nghiệp có 2 loại:

-Thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 21 thiện-tâm là 8 dục-giới thiện-tâm, 5 sắc­giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, 4 siêu­tam-giới thiện-tâm gọi là 4 Thánh-đạo-tâm.

-Ác-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm).

1 Aṅg. Pañcakanipāta, Abhiṇhapaccavekkhitabbaṭṭhānasutta.

Bạn đang xem: sinh tử kiếp là gì

Thiện-nghiệp có 4 loại:

-Dục-giới thiện-nghiệp trong 8 dục-giới thiện­tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 9 đại-quả-tâm gọi là paṭi­sandhicitta: tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ tại cõi thiện-dục-giới ấy.

-Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 5 sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trên 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (Trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên, bởi vì tái-sinh bằng nhóm sắc­pháp gọi là jīvitanavakakalāpa làm phận-sự tái­sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên). Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy.

-Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 4 vô-sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trên 4 tầng trời vô-sắc­giới phạm-thiên. Vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến hết tuổi thọ tại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy.

-Siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 siêu-tam­giới thiện-tâm đó là 4 Thánh-đạo-tâm liền cho quả là 4 Thánh-quả-tâm không có thời gian khoảng cách (akālikadhamma), nghĩa là:

-Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm liền cho quả là Nhập-lưu Thánh-quả-tâm trong cùng Nhập-lưu Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

-Nhất-lai Thánh-đạo-tâm liền cho quả là Nhất-lai Thánh-quả-tâm trong cùng Nhất-lai Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

-Bất-lai Thánh-đạo-tâm liền cho quả là Bất­lai Thánh-quả-tâm trong cùng Bất-lai Thánh­đạo lộ-trình-tâm.

-A-ra-hán Thánh-đạo-tâm liền cho quả là A­ra-hán Thánh-quả-tâm trong cùng A-ra-hán Thánh-đạo lộ-trình-tâm.

4 Thánh-quả-tâm không có phận sự tái-sinh kiếp sau, mà trái lại làm Giảm kiếp tái-sinh kiếp sau theo tiềm lực của mỗi bậc Thánh-nhân.

 Sau khi bậc Thánh Nhập-lưu chết, chắc chắn không còn tái-sinh trong cõi ác-giới, chỉ có đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Kiếp thứ 7, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A­ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

 Sau khi bậc Thánh Nhất-lai chết, đại-thiện­nghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, bậc Thánh Nhất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

 Sau khi bậc Thánh Bất-lai chết, chắc chắn không còn tái-sinh trở lại cõi thiện dục-giới, chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào cho quả tái-sinh kiếp sau hóa­sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy. Vị phạm-thiên Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc­giới phạm-thiên, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại đến khi hết tuổi thọ, gọi là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

-Ác-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi­sandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp thuộc về bất-thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là paṭisandhicitta: ác-giới tái­sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc­sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.

Nếu người nào tin nghiệp và quả của nghiệp, tin có tử sinh luân-hồi, thì người ấy chỉ có lợi trong kiếp hiện-tại và những kiếp vị-lai chứ không có hại chút nào cả.

Nếu người nào không tin nghiệp và quả của nghiệp, không tin có tử sinh luân-hồi, thì người ấy chỉ có hại trong kiếp hiện-tại và những kiếp vị-lai chứ không có lợi chút nào cả.

Thật vậy, người thiện nào tin nghiệp và quả của nghiệp, tin có tử sinh luân-hồi, người thiện ấy biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn các điều-giới của mình trong sạch trọn vẹn, tạo đại-thiện-nghiệp giữ-giới, và cố gắng tinh-tấn tạo mọi phước-thiện, kiếp hiện-tại của người ấy thường có tâm an-lạc, được bậc thiện­trí tán dương ca tụng.

Sau khi người thiện ấy chết, đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại­quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục­giới là cõi người, hoặc cõi trời dục-giới, hưởng an-lạc cho đến khi mãn quả của đại-thiện­nghiệp ấy.

-Người ác nào không tin nghiệp và quả của nghiệp, không tin có tử sinh luân-hồi, người ác ấy không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, phạm các điều-giới nào của mình tạo ác­nghiệp điều-giới ấy, kiếp hiện-tại của người ác ấy thường có khổ tâm, bị bậc thiện-trí chê trách.

Sau khi người ác ấy chết, ác-nghiệp trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp thuộc về bất-thiện­quả vô-nhân-tâm gọi là paṭisandhicitta: ác-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc­sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác­nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.

Vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới gồm có 31 cõi-giới và bốn loài chúng-sinh là thai-sinh, noãn-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh là sự-thật hiển nhiên. Mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng từ vô thủy đã trải qua vô số kiếp quá-khứ không sao biết được, mỗi kiếp đã tạo mọi đại­thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp dù nhẹ dù nặng đều được lưu trữở trong tâm sinh rồi diệt liên tục, từ kiếp này sang kiếp kia không quá tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, tất cả mọi nghiệp ấy được tích lũy đầy đủ trọn vẹn không hề mất mát một mảy may nào cả.

Cho nên, kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng là quả của các nghiệp mà người ấy đã tạo trong vô số kiếp quá-khứ.

Ví dụ: * Kiếp chót Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha phát sinh đời vào ngày rằm tháng tư tại khu vườn Lumbīnī, có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc-đại-nhân(1) và 80 tướng tốt phụ, đó là quả của đại-thiện-nghiệp 30 pháp-hạnh ba-la­mật mà vô số tiền-kiếp của Đức-Bồ-tát đã tạo trong suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Khi ấy, Đức-Bồ-tát Siddhattha ngựđi 7 bước, rồi dừng lại dõng dạc truyền dạy rằng:

“Aggo’ham’asmi lokassa! Jeṭṭho’ham’asmi lokassa! Seṭṭho’ham’asmi lokassa! Ayamantimā jāti, Natthi dāni punabbhavo.”(2)

“Ta là Bậc cao cả nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh!

Ta là Bậc vĩ đại nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh!

Ta là Bậc tối thượng nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh!

1 Tìm hiểu trong bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển I: Tam-Bảo. 2 Dīghanikāya, Mahāvaggapāḷi, Mahāpadānasutta.

Kiếp này là kiếp chót của ta. Ta không còn tái-sinh kiếp nào khác nữa.”

* Năm 35 tuổi, vào ngày rằm tháng tư, Đức­Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha ngựđi đến ngồi dưới cội cây Đại-Bồ-đề tại khu rừng Uruvelā, Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng ngộ chân­lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt tận được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trên toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức­Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức­Phật Gotama, vào canh chót đêm rằm tháng tư, tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā.

Phật-ngôn đầu tiên của Đức-Phật Gotama

Khi ấy, Đức-Phật Gotama cảm ứng tự thuyết ở trong tâm bằng 2 gāthā 153, 154(1) rằng: “Anekajātisaṃsāraṃ, sandhāvissaṃ anibbisaṃ.

Gahakāraṃ gavesanto, dukkhā jāti punappunaṃ. Gahakāraka! Diṭṭho’si, puna gehaṃ na kāhasi. Sabbā te phāsukā bhaggā, gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ.

Visaṅkhāragataṃ cittaṃ, taṇhānaṃ khayamajjhagā.”

-Này người thợ ‘tham-ái’ xây nhà ‘thân’. Như-Lai cố tìm ngươi mà chưa gặp.

1 Dhammapadaṭṭhakathā, Jarāvagga, Udānavatthu.

Nên tử sinh luân-hồi vô số kiếp.

Xem thêm: Cuộc Thi Vì An Toàn Giao Thông Thủ Đô Trên Internet 2016, Cách Đăng Ký Thi Chung Tay Vì An Toàn Giao Thông

 Tái-sinh mãi trong tam-giới là khổ.

-Này tham-ái! Người thợ xây nhà ‘thân’. Bây giờ Như-Lai đã gặp ngươi rồi. Tất cả sườn nhà, ‘phiền-não’(1) của ngươi. Như-Lai đã hủy hoại sạch cả rồi. Đỉnh nhà ‘vô-minh’ cũng bị tiêu diệt. Nay ngươi không còn xây nhà Như-Lai. Tâm Như-Lai đã chứng ngộ Niết-bàn. Diệt tận được tất cả mọi ‘tham-ái’.(2) Như-Lai đã chứng đắc A-ra-hán.

Hai bài kệ cảm ứng tự thuyết này ở trong tâm của Đức-Phật Gotama gọi là Phật ngôn đầu tiên của Đức-Phật Gotama (Paṭhamabuddhavacana).

Đức-Phật đã từng trải qua vô số kiếp quá-khứ tử sinh luân-hồi, bởi vì vô-minh và tham-ái. Kiếp hiện-tại Đức-Phật đã diệt tận được mọi vô-minh và mọi tham-ái không còn dư sót, nên Đức-Phật không còn tái-sinh kiếp sau nữa.

* Trong kinh Dhammacakkappavattanasutta, Đức-Phật khẳng định với nhóm 5 tỳ-khưu rằng:

“Yato ca kho me bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi.

1 Phiền-não có tất cả 1.500 loại. 2 Tham-ái gồm có 108 loại.

Athā’haṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya“anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ.

Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthi dāni punabbavo’ti.”(1)

Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ­thành) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh đã sinh ra đến với Như-lai.

Này chư tỳ-khưu! Khi ấy Như-lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng:“Như-lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh, nhân­loại, vua chúa, sa-môn, bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên cả thảy.

Trí-tuệ quán-triệt đã phát sinh đến với Như­lai biết rõ rằng: “A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát khổ của Như-lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này chắc chắn không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”

Như vậy, Đức-Phật Gotama khẳng định kiếp này là kiếp chót. Theo lịch sử của Đức-Phật

1 Sam, Mahāvaggasamyutta, Dhammacakkappavattanasutta.

Gotama, Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật trải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu: Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức­Phật Gotama đã phát nguyện ở trong tâm có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác để tế độ cứu vớt chúng-sinh giải thoát khỏi biển khổ luân-hồi, rồi thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt khoảng thời gian 7 a-tăng-kỳ, trải qua vô số kiếp cho đến khi có nhiều tiềm lực.

-Giai đoạn giữa: Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã phát nguyện ra bằng lời nói để cho mọi chúng-sinh biết Đức-Bồ-tát có ý nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba­la-mật suốt khoảng thời gian 9 a-tăng-kỳ, trải qua vô số kiếp cho đến khi có thường xuyên tiềm lực.

Như vậy, dù Đức-Bồ-tát, tiền-kiếp của Đức­Phật Gotama đã thực-hành các pháp-hạnh ba­la-mật suốt 16 a-tăng-kỳ vẫn còn là Đức-Bồ-tát bất-định (aniyatabodhisatta), bởi vì Đức-Bồ-tát có khả năng thoái chí, chỉ muốn trở thành Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn-giác.



Các câu hỏi về sinh tử kiếp là gì


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê sinh tử kiếp là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Bài viết liên quan

Quá trình liền vết thương diễn ra thế nào?
Tiểu Thương Là Gì? Tầm ảnh Hưởng Của Tiểu Thương đến Nền Kinh Tế
Thương lục có độc, đừng nhầm lẫn với Nhân sâm – YouMed

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Bài viết trước « Cung Tử Tức là gì? Luận giải chi tiết tử vi ở cung Tử Tức
Bài viết sau Dấu hiệu vết thương bị hoại tử »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Sự thật về yêu quái khiến Tôn Ngộ Không “bó tay”, Phật Tổ “dè chừng”

12 tác dụng của tinh trùng cho sức khỏe, làn da và mái tóc – MarryBaby

Cùng học tiếng LaTinh với uTalk

13 sự thật về tinh dịch và tinh trùng: Thành phần, khối lượng

Hồ Tinh Bột Là Gì – Hồ Tinh Bột Gồm Những Gì

Kinh nghiệm dùng dầu dưỡng tóc hiệu quả và top 14 sản phẩm tốt

Tinh dầu hồi: Công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và đời sống

Recent Posts

  • Quá trình liền vết thương diễn ra thế nào?
  • Tiểu Thương Là Gì? Tầm ảnh Hưởng Của Tiểu Thương đến Nền Kinh Tế
  • Thương lục có độc, đừng nhầm lẫn với Nhân sâm – YouMed
  • Đặt câu với từ yêu nước thương nòi
  • Khi con tim bị tổn thương

Recent Comments

Không có bình luận nào để hiển thị.

Bản quyền © 2023 thuộc về HLink.Vn * Kênh Thông Tin Tổng Hợp Chính Thống